Động cơ công nghiệp là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống cơ điện của nhiều ngành công nghiệp. Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng để điều khiển máy móc và thiết bị giúp quy trình sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả. Cùng Tesfa nhìn nhận rõ hơn về động cơ công nghiệp và sự hiện diện của một số hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới qua bài viết sau đây.
Danh mục bài viết
Động cơ công nghiệp là gì?
Động cơ công nghiệp là một loại thiết bị cơ khí dùng để chuyển đổi năng lượng điện hoặc năng lượng cơ học thành chuyển động cơ học. Với thiết kế đặc biệt để hoạt động bền bỉ và hiệu quả trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, yêu cầu hiệu suất cao. Trong môi trường công nghiệp, chúng thường được sử dụng trong các máy móc như máy nén, bơm, quạt và các thiết bị cơ khí khác.
Động cơ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất và chế biến, hệ thống tự động hóa, xử lý nước và chất thải, công nghiệp khai thác…
Cấu tạo của động cơ công nghiệp
Động cơ công nghiệp thường có cấu tạo gồm các thành phần chính sau:
Stator (cuộn dây cố định): Là phần không chuyển động, chứa các cuộn dây từ tính và có nhiệm vụ tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy qua.
Rotor (Cuộn dây quay): Là phần chuyển động của động cơ, quay bên trong stator dưới tác động của từ trường. Rotor thường được làm từ các lá thép mỏng ghép lại để giảm tổn thất từ.
Cuộn dây (Windings): Các cuộn dây trong stator và rotor giúp tạo ra từ trường cần thiết để động cơ hoạt động.
Cổ góp (Commutator): Là phần chuyển mạch giúp thay đổi hướng dòng điện trong cuộn dây của rotor, điều chỉnh từ trường để rotor quay liên tục.
Trục động cơ (Motor Shaft): Trục là phần kết nối giữa rotor và các thiết bị cơ khí ngoại vi. Nó truyền động từ motor tới các thiết bị khác thông qua các cơ cấu truyền động như bánh răng, dây đai hoặc trục vít.
Bạc đạn (Bearings): Hỗ trợ rotor quay trơn tru và giảm ma sát trong động cơ.
Vỏ động cơ (Motor Housing): Bảo vệ các bộ phận bên trong động cơ và cung cấp kết nối cơ học với các hệ thống khác.
Phân loại động cơ công nghiệp
Động cơ công nghiệp có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:
Dựa trên nguồn năng lượng
- Động cơ điện: Sử dụng điện năng để tạo ra chuyển động cơ học.
- Động cơ diesel: Sử dụng nhiên liệu diesel, phổ biến trong các ứng dụng nặng và môi trường khắc nghiệt.
- Động cơ khí nén: Sử dụng khí nén để tạo ra lực động cơ.
Dựa trên cấu tạo
- Động cơ AC (Alternating Current): Hoạt động với dòng điện xoay chiều, phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp thông thường.
- Động cơ DC (Direct Current): Hoạt động với dòng điện một chiều, cung cấp điều chỉnh tốc độ dễ dàng.
Dựa trên loại chuyển động
- Động cơ cảm ứng: Không cần chổi than và cổ góp, thích hợp cho nhiều ứng dụng công nghiệp.
- Động cơ đồng bộ: Đảm bảo tốc độ quay chính xác với tần số nguồn điện.
Vai trò của động cơ trong công nghiệp
Từ các ngành công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng, động cơ hiện chiếm vai trò chủ chốt trong các thiết bị và máy móc. Chúng ta cùng điểm qua một số vai trò dưới đây:
- Cung cấp chuyển động: Động cơ điện trong công nghiệp tạo ra chuyển động cơ học cần thiết để vận hành máy móc và các thiết bị trong nhà máy.
- Tăng cường hiệu suất sản xuất: Bằng cách cung cấp động lực cho các hệ thống tự động, động cơ giúp tăng cường hiệu suất và năng suất sản xuất.
- Điều khiển các quy trình: Động cơ có thể điều chỉnh tốc độ và hướng chuyển động để điều khiển các quy trình sản xuất chính xác hơn.
- Đảm bảo sự ổn định: Động cơ công nghiệp giúp duy trì sự ổn định trong hoạt động của hệ thống, giảm thiểu sự gián đoạn và tăng cường độ tin cậy.
Các hãng sản xuất động cơ công nghiệp nổi tiếng
Grundfos: Là một trong những hãng sản xuất động cơ công nghiệp và thiết bị bơm hàng đầu thế giới, nổi bật với việc cung cấp các giải pháp hiệu quả và bền bỉ cho nhiều lĩnh vực công nghiệp. Được thành lập tại Đan Mạch vào năm 1945, Grundfos đã xây dựng được danh tiếng vững chắc nhờ vào chất lượng sản phẩm xuất sắc và công nghệ tiên tiến. Grundfos cung cấp nhiều loại động cơ công nghiệp, nổi bật với các sản phẩm như động cơ Bơm, động cơ điều khiển, động cơ AC và DC…
SEW-EURODRIVE: Hay thường được gọi đơn giản là SEW, là một trong những nhà sản xuất động cơ công nghiệp và hệ thống truyền động hàng đầu. SEW chuyên cung cấp các sản phẩm động cơ công nghiệp bao gồm motor không đồng bộ, motor đồng bộ, motor servo và motor tương tự. Đây là những sản phẩm quan trọng trong hệ thống truyền động và tự động hóa trong nhiều ngành công nghiệp.
ABB (Asea Brown Boveri): Là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu nổi bật với việc cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực điện, tự động hóa và truyền động công nghiệp. ABB đã xây dựng được một danh tiếng vững mạnh nhờ vào chất lượng sản phẩm và đổi mới công nghệ. Cung cấp một loạt các loại động cơ điện, từ động cơ tiêu chuẩn đến động cơ đặc biệt cho các ứng dụng công nghiệp phức tạp gồm: động cơ hiệu suất cao, động cơ chống nổ, động cơ Servo, động cơ đồng bộ và không đồng bộ,…
CÔNG TY TNHH TESFA hiện là đối tác chiến lược đáng tin cậy được các hãng Grundfos, Sew và ABB lựa chọn để đại diện và phân phối các sản phẩm động cơ công nghiệp của họ ở thị trường Việt Nam. Hãy liên hệ chúng tôi ngay bây giờ để có thể được hỗ trợ và trải nghiệm các dòng sản phẩm chất lượng.